Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần biên giới Myanmar
Hướng đến sự thực dụng, MG HS phiên bản 1.5 Trophy không phải là mẫu SUV thể thao như bản cao cấp nhất 2.0 Trophy. Thay vào đó, người dùng được trải nghiệm một mẫu xe có khả năng vận hành êm mượt và tiết kiệm nhiên liệu hơn.Trao tiền bạn đọc ủng hộ các gia đình khốn khó
Năm 2024, Quân A.P gây chú ý khi tham gia Anh trai “say hi”. Ở chương trình thực tế này, nam ca sĩ cho thấy sự bứt phá, tự tin khoe vũ đạo ấn tượng dù trước đó thường được gắn với các ca khúc ballad. Việc có mặt trong đêm chung kết là quả ngọt cho hành trình hoàn thiện bản thân không ngừng của giọng ca 9X. Sau chương trình, Quân A.P càng chăm chỉ hoạt động nghệ thuật. Cuối tháng 11, anh cho ra mắt E.P gồm 3 ca khúc: Dắt em đi khỏi đây, Đầu anh toàn là em, Bánh cuốn. Trong đó Bánh cuốn là dự án mới nhất và được nam ca sĩ thực hiện MV theo dạng visualizer, được khán giả quan tâm.Để khép lại năm 2024, Quân A.P tổ chức sự kiện fan meeting, thu hút hơn 800 khán giả tham gia. Ngoài người hâm mộ, chương trình còn có sự góp mặt của dàn anh trai như Song Luân, Nicky, Ali Hoàng Dương, Quang Trung, Hải Đăng Doo, Phạm Anh Duy, Pháp Kiều, Jsol, Captain Boy, WEAN Lê, Hùng Huỳnh. Bên cạnh đó, producer Khánh và Lâm Bảo Ngọc cũng có mặt để chúc mừng nam ca sĩ. Tại sự kiện, Quân A.P cùng các đồng đội trong Anh trai “say hi” tái hiện loạt ca khúc đình đám như Hút, Regret... Bên cạnh đó, anh tạo bất ngờ cho người xem khi lần đầu tiên cùng các đồng nghiệp hát Bông hoa đẹp nhất. Ngoài các phần trình diễn, khán giả còn có cơ hội tham gia nhiều trò chơi cùng Quân A.P. Trước tình cảm mọi người dành cho mình, giọng ca 9X xúc động: “Quân không nghĩ mình nhận được nhiều tình yêu thương của khán giả đến vậy. Tình cảm của mọi người là động lực để Quân cố gắng hơn, chăm chỉ hơn và hoàn thiện bản thân từng ngày”, anh nói. Theo chủ nhân hit Bông hoa đẹp nhất, sự yêu thương, ủng hộ của mọi người giúp anh nhận ra rằng lựa chọn con đường nghệ thuật của mình là đúng đắn. Nam ca sĩ nói thêm: “Quân càng hạnh phúc hơn khi trên hành trình này luôn có sự đồng hành của gia đình, những người anh em, đặc biệt là cộng đồng người hâm mộ. Một kỷ niệm thật đẹp và trọn vẹn cho ngày chủ nhật cuối cùng của năm. Nhất định đây sẽ là động lực rất lớn giúp Quân cố gắng hơn nữa, để xứng đáng với tình yêu thương này của mọi người”.
Tìm về dòng sông thơ ấu
Hội thao được tổ chức nhằm chào mừng thành công đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ (2023 - 2028) và chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống ngành cao su (28.10.1929 - 28.10.2023), đồng thời tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa Công đoàn Cơ quan Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) với các đơn vị bạn.
Ít nhất 3 đội kỳ cựu là Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang và Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM không thể bước vào vòng play-off. Trong đó, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và Trường ĐH Văn Lang có nhiều lý do để tiếc nuối, khi 2 mùa trước việc vào vòng play-off luôn trong tầm tay họ. "Phải thừa nhận, phần lớn các đội trường ĐH, CĐ và học viện ở khu vực TP.HCM hiện nay đều tập trung đầu tư lớn để thi đấu tại TNSV. Do đó, tính cạnh tranh qua mỗi mùa đều tăng cao. Việc tranh chấp các suất đi tiếp là vô cùng khó, chỉ cần một trận sẩy chân mọi thứ sẽ được định đoạt", HLV Nguyễn Võ Hoàng Phú của đội Trường ĐH Văn Lang bày tỏ. Đây là điều HLV Phan Hoàng Vũ của đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng đã lường trước: "Các đội đều có sự chuẩn bị rất kỹ. Các đội được xem là mạnh và có truyền thống, nay rất khó nói trước được điều gì, cần phải thể hiện được năng lực của mình trên sân cỏ. Tôi nhận thấy đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM hay Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM qua mỗi mùa đều trở nên mạnh hơn. Giải TNSV vì thế tính cạnh tranh mỗi lúc một cao".Trong 8 đội ở khu vực TP.HCM vào vòng play-off giải TNSV THACO cup 2025, có 4 đội từng góp mặt tại vòng này ở mùa trước là Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Trong khi 4 đội còn lại là các gương mặt mới, đáng chú ý là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và ĐH Kinh tế TP.HCM. Tỷ lệ này chiếm đến phân nửa số đội so với mùa lần II - 2024, khi chỉ có 2 đội mới vào vòng play-off so với lần I - 2023. Qua đó đã tạo nên nhiều sự thú vị, bởi không còn sự thống trị của những tên tuổi quen thuộc. Các gương mặt mới cũng mang đến nhiều sự đổi mới đáng kể và đa dạng cho giải TNSV.Trong 4 gương mặt mới vào vòng play-off khu vực TP.HCM, có sự trở lại đáng chú ý của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), đội đã vào vòng play-off lần I - 2023 và chơi cực hay, nhưng thua đội kỳ cựu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sau loạt sút luân lưu. Sau mùa giải lần II - 2024 thi đấu không thành công, HUTECH đã trở lại với diện mạo mới, thi đấu chắc chắn và hiệu quả hơn để đứng đầu nhóm 5 một cách thuyết phục lấy vé vào vòng play-off. Cùng với HUTECH, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và ĐH Kinh tế TP.HCM được đánh giá là các đội có tiềm lực có thể gây bất ngờ cho các đội kỳ cựu ở vòngplay-off tranh vé vào VCK. Ngay cả đội ĐKVĐ Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM hay Trường ĐH Văn Hiến qua mỗi mùa càng tiến bộ, đều phải e dè trước các đối thủ mới này. Ẩn số là đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn hứa hẹn sẽ gây sốc.Trong khi đó, hai đội có sự tiến bộ một cách chắc chắn và đáng gờm nhất là Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, được đánh giá là những ứng viên sáng giá sẽ lấy vé dự VCK giải TNSV THACO cup 2025. Đây là hai đội ở mùa trước để mất vé đáng tiếc khi thua ở vòng play-off. Năm nay, họ quyết tâm lấy tấm vé quý giá dự VCK.Tại vòng play-off khu vực TP.HCM, 8 đội có mặt sẽ được bốc thăm ngẫu nhiên với mỗi đội một mã số, cụ thể từ số 1 - 8. Sau đó, bốc thăm với đội có mã số 1 gặp đội mã số 2; đội mã số 3 gặp 4; đội mã số 5 gặp 6; và đội mã số 7 gặp 8. Các trận đấu vòng play-off khu vực TP.HCM diễn ra ngày 14 và 15.1 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Đội thắng trong 4 cặp đấu sẽ giành quyền vào VCK. Lễ bốc thăm diễn ra lúc 9 giờ hôm nay 13.1 tại Tòa soạn Báo Thanh Niên.
3 hiểu lầm tai hại khiến da đẩy nhanh tốc độ lão hóa
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…